10+ Ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

Đến Sài Gòn ngoài khám phá và chiêm ngưỡng những điểm du lịch nổi bật như: Bưu điện Thành Phố, DInh Độc Lập, Địa Đạo Củ Chi,… Bên cạnh đó Sài Gòn còn nổi tiếng với nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và linh thiêng. Hôm nay hãy cùng Thuê xe Thành Nhân khám phá 10+ ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn mà du khách không nên bỏ qua khi đến với Thành phố mang tên Bác.

10+ Ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

1. Chùa Vĩnh Nghiêm

  • Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Quận 3, cách chợ Bến Thành chỉ 4km;
  • Giờ mở cửa: 6h00 – 19h00 (thứ 2 – thứ 7), 6h00 – 23h00 (Chủ nhật);
  • Bãi gửi xe máy: 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3;

    10+ Ngôi chùa nổi tiếng ở SÀi Gòn

  • Bãi gửi ô tô: 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3.
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Chùa được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành năm 1971. Ngôi chùa rộng hơn 6000m2 với kiến trúc mái ngói cong vút, nhữ
ng đường chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ.

Là một trong những ngôi chùa có lối thiết kế độc đáo, hiện đại tại Sài Gòn nhưng vẫn không mất đi nét thanh tịnh, bình yên giữa lòng thành phố.

2. Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang có địa chỉ tại 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM. Chùa mở cửa từ 6h – 20h hàng ngày.

Là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu năm, chùa Phổ Quang đã trở thành chốn linh thiêng. Hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng, thanh tịnh.

 

10+ Ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn
Chùa Phổ Quang rất tôn nghiêm, tráng lệ

Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa được xây dựng theo hơi hướng hiện đại. Nhưng bên trong chùa vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm với thiết kế những cột trụ đồ sộ, trang trí bằng những nét chạm trổ tinh tế thời nhà Lý.

 

Dù du khách đến chùa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn.

3. Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa ở Thành phố Hồ Chí Minh.  Nằm ở số 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn.Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Dây là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cho đến nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật thất.

4. Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long, với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt.

Tọa lạc ở 81 Nguyễn Xiển, P. Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, chùa Bửu Long được xem là ngôi chùa có kiến trúc Thái Lan độc đáo bậc nhất Sài Gòn.

Chùa Bửu Long được xây dựng vào năm 1942, sau nhiều lần được trùng tu qua các năm từ 2007 – 2011. Trải qua nhiều biến cố, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu của chùa cổ. Hiện tại, chùa bao gồm các khu vực: khuôn viên, chánh điện, trai đường, tăng xá, am thất.

Chùa Bửu Long vinh dự được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn là một trong 10 công trình Phật giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới. Thu hút được rất nhiều du khách đến chiem bái, tham quan.

Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar… Kết hợp cùng kiến trúc các chùa thời Nguyễn. Nhờ đó, chùa Bửu Long mang vẻ đẹp rất riêng, vừa khiêm nhường lại vừa lộng lẫy.

Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng là điểm nhấn thu hút trong toàn bộ công trình. Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam…gồm 3 tầng với sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái.
Phía trước bảo tháp là một hồ bán nguyệt màu xanh đẹp mắt.

5. Chùa Pháp Hoa

Chùa tọa lạc tại số 229/24B đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Là ngôi chùa cổ hơn trảm tuổi được xây dựng theo hệ phái Bắc tông.

Chùa do Hòa thượng Thích Đạo Thanh khai sáng năm 1928. Hòa thượng Thích Như Niệm đã trùng tu nhiều lần, hiện tại đã trở nên trang nghiêm, tráng lệ.

10+ Ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn
Chùa Pháp Hoa, Quận 3 rất trang nghiêm và thanh tịnh

Điện Phật được chùa thiết kế trang nghiêm, tôn trí nhiều tượng đức Phật, Bồ tát được tạo tác bằng nhiều chất liệu như cẩm thạch, gỗ, đồng, gốm, ngà … mang tính mỹ thuật, trong đó, có nhiều pho tượng cổ.

Chùa Pháp Hoa là nơi cất giữ hơn 10.000 cổ vật gốm sứ của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. Cùng những nét kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo tại ngôi chùa này thu hút nhiều du khách đến tham quan, kính viếng.

6. Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng hay còn được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Tọa lạc tại 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Mở cửa từ 7h đến 18h, riêng mùng 1 và rằm là từ 5h đến 19h.

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng đầu thế kỷ XX, sau nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ lại những đặc trưng kiến trúc cổ, hoa văn, họa tiết chùa được trang trí rực rỡ. Người dân thành phố và khách du lịch vẫn luôn biết đến ngôi chùa với sự linh thiêng nên đến cầu con, cầu duyên và cầu bình an.

Bước chân vào chùa sẽ thấy hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa lên tới hàng nghìn con. Khách thập phương viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.

7. Chùa Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa có tòa tháp cao nhất Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm chùa Việt Nam Quốc Tự với lối xây dựng độc đáo và vị trí đắc địa. Việt Nam Quốc Tự được xem là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam.

Việt Nam Quốc Tự (đường 3 tháng 2, quận 10, Sài Gòn là một công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa lịch sử. Ngôi chùa được biết đến với lối kiến trúc đậm bản sắc văn hóa Việt. Thu hút được rất nhiều du khách và phật tử đến tham quan, chiêm bái.

8. Chùa Minh Hương

Chùa Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh quân. Chùa Minh Hương nằm khiêm tốn giữa những tòa nhà thương mại sầm uất trên đường Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM.

Chùa với không gian khiêm tốn nhưng không gian tâm linh uy nghiêm, thoát tục, cùng với những câu chuyện linh thiêng thường xuyên xảy ra.Kiến chùa khoác lên mình chiếc áo bí ẩn và đầy lôi cuốn.Đây là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày

9. Chùa Giác Lâm

Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính với tuổi đời 300 năm. Là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế Tông tại miền Nam. Năm 1988, chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

  • Địa chỉ: số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028 3865 3933.
  • Giờ mở cửa tham khảo: 7h00 – 21h00.

Chùa Giác Lâm có lối kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc hình chữ Tam của các ngôi chùa Nam Bộ. Ba dãy nhà ngang được nối liền với nhau. Bố cục trên mặt hình chữ nhật gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai.

Chính điện chùa xây dựng một gian hai chái truyền thống, có bốn cột chính, được bài trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”.

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân chùa đón rất đông khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật.

10. Chùa Bát Bửu Phật Đài

Khác với những ngôi chùa trên đều tọa lạc tại trung tâm thành phố, chùa Bát Bửu Phật Đài hay còn gọi là chùa Phật Cô đơn. Chùa tọa lạc tại ấp 1, thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Thời gian: 5h – 21h (tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ Nhật). Đây là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo thu hút đông đảo du khách tới tham quan, cầu nguyệt và lễ Phật.

Chùa được xây dựng bên kênh Cầu Xáng vào năm 1955 và được khánh thành vào năm 1956. Được xây dựng rất khang trang và rộng rãi. Dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn luôn toát lên vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ. Trong khuôn viên của chùa trưng bày những bức tượng Phật.

Giai thoại về tên gọi “Chùa Phật cô đơn” bắt nguồn từ cuộc chiến tranh tàn khốc mấy mươi năm trướ. khi bom đạn dội xuống nơi đây khiến kiến trúc xung quanh chùa đều bị phá hủy nghiêm trọng. Duy chỉ có tượng Phật Đài Đức Thích Ca vẫn nguyên vẹn. Cũng chính vì giai thoại này đã khiến tên tuổi ngôi chùa trở nên nổi tiếng ling thiêng

11. Chùa Ông

Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán, tọa lạc tại số 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa là nơi thờ Quan Công (Quan Vân Trường) và Ông Mã và từ nhiều đời nay được mọi người ca tụng là linh thiêng.

Vào các dịp lễ, nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người cúng bái cầu tài lộc, bình an. Không ít cặp đôi chọn nơi này để cầu tình duyên suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau.

12. Chùa Vạn Đức

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, TP HCM, được xây dựng từ năm 1954. Chùa nằm trên khu đất rộng vốn là của một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng cả đất và nhà.

Sau khi nhận nhà và đất, trụ trì giữ nguyên hiện trạng, chỉ làm thêm phía trước cho giống chùa và đặt tên là Vạn Đức. Năm 2004, nhà chùa bắt đầu đại trùng tu chánh điện cùng nhà Tổ.

 

Sau hai năm, khu chánh điện hoàn thành, có chiều cao từ nóc xuống là 43,5 m và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa “Có chánh điện cao nhất Việt Nam”.

Chánh điện chùa có kết cấu như một ngôi tháp cao lớn với chín tầng, trên đỉnh là đài hoa sen. Khu nội điện thờ Phật với không gian rộng rãi, phía trên trần cao hơn gần 40 m. Nơi đây tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật.

Chính điện chùa Vạn Đức, Thủ Đức

Đặc biệt, trung tâm nội điện là bức phù điêu nổi hình cây bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập “Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất nước”.

Cuối năm 2017, chùa xây dựng thêm bức tượng Phật cao khoảng 15 m, bằng đá nguyên khối ở ngay trước chánh điện.

Có thể bạn quan tâm