Chùa Dâu, Bắc Ninh

Chùa Dâu, Bắc Ninh là ngôi chùa cổ có niên đại gần 1.800 nam tuổi. Đây là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Là nơi khởi nguồn của đạo Phật, là nơi du lịch tâm linh tiêu biểu của tỉnh Bắc ninh. Thu hút được nhiều du khách đến hành hương và tìm hiểu về giá trị lịch sử văn hóa. Hôm nay, hãy cùng Thuê xe Thành Nhân khám phá kiến trúc độc đáo cùng lịch sử ra đời của ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh này nhé.

Chùa Dâu, Bắc Ninh
Tổng quan của chùa Dâu, Bắc Ninh từ trên cao

Chùa Dâu ở Bắc Ninh là giao thoa của nền Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và nền văn hóa dân gian Việt Nam

Lịch sử hình thành của chùa Dâu, Bắc Ninh

Chùa Dâu tọa lạc tại xã xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có nhiều tên gọi khác nhau như: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự.

Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, khởi công năm 187 và hoàn thành năm 226. Theo sử sách và bia đá chùa có niên đại gần 1800 năm tuổi, là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và được coi là trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta.

Chùa Dâu nhìn từ phía trước vào

Tham khảo thêm: Chùa Pháp Hoa, Sài Gòn

Là nơi khởi nguồn của đạo Phật, là nơi du lịch tâm linh tiêu biểu của tỉnh Bắc ninh. Thu hút được nhiều du khách đến hành hương và tìm hiểu về giá trị lịch sử văn hóa.

Chùa Dâu là nơi giao thoa của nền Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và nền văn hóa dân gian Việt Nam. Chùa có kết cấu nôi công ngoại quốc là lối thiết kế đặc trưng của những ngôi chùa cổ ở Việt Nam. Trãi qua nhiều đợt xây dựng và tu sửa, đặc biệt là trong thời kỳ Lê Nguyễn nên chùa in đậm dấu ấn kiến trúc và điêu khắc tượng đặc sắc của thời đại này.

Kiến trúc độc đáo của chùa Dâu

Chùa Dâu gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

Nhà Tiền Thất gồm 7 gian, 2 chái, bên trong bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ trước khi vào lễ Phật.

Nhà Tiền Đường gồm 7 gian, 2 chái. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại Tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương với tạo hình sinh động.

Ban thờ Pháp Vân (bà Dâu) tại Thượng điện chùa Dâu

Tháp Hòa Phong, Chùa Dâu

Điểm nhấn về kiến trúc của chùa Dâu là tháp Hòa Phong cao khoảng 17m nằm giữa sân. Tòa tháp có kết cấu bằng gach mộc nung thủ công. Trên tầng 2 của tháp có tấm bảng khắc 3 chữ Hòa Phong Tháp. Theo thư dịch cổ để lại và thời nhà Trần trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi đã cho trùng tu lại chùa Dâu đã cho xây dựng tòa Tháp Hòa Phong cao 9 tầng nay chỉ còn 3 tầng.

Chùa Dâu, Bắc Ninh
Toà tháp Hoà Phong, Bắc Ninh

Tham khảo thêm: Chùa Tuyền Lâm, Quận 6

Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ nên 4 gốc tháp có 4 tượng Tứ Đại Thiên Vương trấn giữ tượng trưng cho 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời. Trong tháp có treo 1 quả chuông đồng đung năm năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Mặc dù thời gian đã lấy đi 6 tầng trên của tháp nhưng vẫn uy nghi vững trải.

 

Nhà Thiên Vương

Nhà Thiên Vương nơi thời Thập Diện Diêm Vương và trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi là người đã có công tu sửa chùa và thái tử Di Đà.

Khu vực nối Tiền thất và Hậu đường là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Ngoài ra, các pho tượng Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện.

Khu vực nối Tiền thất và Hậu đường là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Ngoài ra, các pho tượng Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện.

Các di tích lịch sử còn lưu lại ở chùa Dâu

Hiện tại chùa còn lưu giữ hơn 100 pho tượng thừa các loại, trong có nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực của điêu khắc cổ Việt Nam. Đặc biệt là pho tượng thờ Pháp Vân. Đây là một trong 4 pho tượngt rong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu ​-Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia 2017.

Tượng Pháp Vân

Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng Điện uy nghi, trầm mặc màu đồng khuôn cao gần 2m. Đây là pho tượng tiêu biểu nhất của tín ngưỡng tứ pháp. Tượng gắn liền với một truyền thuyết huyền bí về nàng Mang Mương. Và sự hình thành của hệ thống tứ pháp được lưu truyền hàng ngàn năm qua.

Nhắc đến nghệ thuật tượng của chùa Dâu còn phải nhắc đến những pho tượng mang hình dáng, màu sắc sinh động và gần gũi, được coi là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

Tham khảo thêm: Chùa Linh Quy Pháp Ẩn, Lâm Đồng

Những bảng khắc Châu Pháp Vân, Phật Vạn Hạnh

Điểm thu hút du khách có lẽ là những bảng khắc Châu Pháp Vân, Phật Vạn Hạnh này. Đây chính là bài văn vần kể về sự tích Đức Phật Chùa Dâu được lưu truyền từ xa xưa trong hệ thống chùa Tứ Pháp và trong dân gian. Theo các nhà nghiên cứu tác phẩm này hình thành từ rất sớm, sau đố đến 752 đời Lê Cảnh Hưng thứ 13. Nhà sư Tỉnh Ngộ người An Bình, Thuận Thành trụ trì chùa Dâu lúc bấy giờ cho thợ khắc ván in thành văn bản.

Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử. Chùa Dâu là điểm đến của Phật tử của cả nước, du khách đến với chùa Dâu là về với đạo Phật và cùng chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, giá trị mà ngôi chùa mang lại. Như cái tên bình dị, chùa Dâu ngôi chùa cổ bậc nhất xứ Kinh Bắc.

Hy vọng những chia sẻ về chùa Dâu, Bắc Binh phía trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được về lịch sử hình thành. Cũng như kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ nhất Việt Nam này.

Có thể bạn quan tâm