Chiêm bái chùa Quan Thế Âm, Đà Nẵng

Đà Nẵng, một thành phố năng động vốn đã quá nổi tiếng với những cảnh đẹp thu hút khách du lịch và các dịch vụ giải trí sôi động, hiện đại. Song bên cạnh đó là những công trình văn hóa ghi dấu ấn lịch sử, tôn giáo của mảnh đất miền Trung này. Hôm nay, hãy cùng Thuê xe Thành Nhân chiêm bái chùa Quan Thế Âm, Đà Nẵng. Ngôi chùa nằm trong di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.

Chiêm bái chùa Quan Âm, Đà Nẵng
Tổng quan chùa Quan Âm, Đà Nẵng được bao quanh bởi dòng sông Cổ Cò hiền hòa và núi Kim Sơn xanh ngắt phía sau.

Ngôi cổ tự được bao quanh là biển xanh ngút ngàn, rừng cây rộng lớn và những dòng sông quê hương yên ả. Tất cả tạo nên một khung cảnh hữu tình, thanh tịnh, bình yên. Chùa Quán Thế Âm nằm tụa lưng vào ngọn núi Kim Sơn. Là một trong 5 ngọn Ngũ Hành Sơn nổi tiếng.

Với vị trí độc đáo, chùa Quán Thế Âm được bao phủ bởi không khí trong lành và không gian thanh bình, tạo nên một không gian tuyệt vời để du khách trút bỏ muộn phiền, tìm kiếm sự bình yên và tâm linh. Nằm tại số 48 đường Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng.

1. Lịch sử hình thành chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng

Lịch sử xây dựng ngôi chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng dựa trên một giấc mơ của cố hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Trong giấc mơ ấy ngài đã nhìn thấy sự xuất hiện của Quan Thế Âm ấn nghiệm ở nơi động linh thiêng cũng là Pháp đảng của ngài. Chính nhờ giấc mơ này, cố hòa thượng đã tìm thấy một ngôi thạch động thiên nhiên rất đẹp. Đặc biệt, nơi này hiện hữu một tôn tượng của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm bằng đá hoàn toàn do thiên tạo.

Chiêm bái chùa Quan Âm. Đà Nẵng
Hang Quan Âm là nơi tôn tạo tượng Phật Quan Âm của thiên nhiên

Chiêm bái thêm: Chùa Cổ Thạch (chùa Hang), Bình Thuận

Động Quan Âm là động lớn được tìm ra vào năm 1956. Đường xuống động nằm cạnh phía đông nam của chùa. Động có chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trần động có vô số thạch nhủ đầy màu sắc và hình dáng. Nổi bật là pho tượng Quan Thế Âm cao 1,75m. Một bức phù điêu thiên tạo kỳ diệu. Động hoàn toàn được tạo tác từ thiên nhiên. Và Chùa cổ được thành lập vào năm 1957

 2. Chiêm bái gì khi đến chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng?

Chùa Quan Âm nổi tiếng về sự linh thiêng cùng vẻ đẹp thiên nhiên, non nước hữu tình. Nơi ẩn chứa nhiều sự màu nhiệm thiên liêng. Là điểm nhấn nổi bật nên tín đồ theo đạo Phật và du khách thập phương thường xuyên về đây để tham quan, hành hương tỏ lòng kính tín, nguyện cầu.

Chiêm bái chùa Quan Âm, Đà Nẵng
Chùa Quan Âm tựa lưng vào núi Kim Sơn

2.1. Vãng cảnh chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Chùa cổ này có khuôn viên rộng rãi, xanh mát ngay khi bước vào cửa chùa. Núi non, sông nước hữu tình tạo nên không gian thanh tịnh thư thái, nhẹ nhàng đến lạ.

Đặc biệt, trong khuôn viên chùa rộng rãi được tôn đặt nhiều tượng phật để khách thập phương chiêm bái. Trong đó đặc biệt với bức tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm vô cùng đặc sắc.

Khuôn viên phía sau chùa- là nơi để du khách nghỉ chân, vãng cảnh. Khuôn viên nhìn ra dòng sông Cổ Cò xanh mát, như đang hòa mình với thiên nhiên nơi đây.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm (Ảnh: Sưu tầm)

Khám phá thêm: Chiêm bái Chùa Linh Phong, Bình Định

2.2. Động Quan Âm – hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn

Động Quan Âm là một cảnh đẹp tự nhiên thiên nhiên đã ưu ái ban tặng. Động Quan Âm kỳ vĩ, huyền bí và mang đậm những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn.

Động Quan Âm là động lớn được tìm ra vào năm 1956. Đường xuống động nằm cạnh phía đông nam của chùa. Động có chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trần động có vô số thạch nhủ đầy màu sắc và hình dáng.

Nổi bật là pho tượng Quan Thế Âm cao 1,75m. Một bức phù điêu thiên tạo kỳ diệu. Động hoàn toàn được tạo tác từ thiên nhiên.

Động Quan Âm có chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trần động có vô số thạch nhủ đầy màu sắc và hình dáng

Ở động còn có chuông đá lớn gọi là Thạch Trung Thiên Cổ. Đó là tiếng chuông phát ra từ một thạch nhủ to tròn như cây cột cao 5m. Và những âm thanh như tiếng trống, tiếng mỏ, tiếng khánh được phát ra từ các thạch nhủ khác. Tạo ra một không gian âm u và nhốm màu huyền bí. Ngoài ra hệ thống tượng và phù điêu mô tả các điện tích, biểu tượng phật giáo cũng là điểm nhấn ấn tượng trong động.

 Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm – tuyệt tác của thiên nhiên Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Pháp Hội Đường – Nơi quy tụ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo

Pháp Hội Đường có bảo tàng Phật Giáo xây dựng với kiến trúc độc đáo. Lưu giữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cổ về phật giáo. Bên trong Pháp Hồi Đường là nơi các tín đồ, tăng ni, phật tử và du khách thờ cúng, hành lễ.

Nhìn từ xa Pháp Hội Đường trông nguy nga, tráng lệ (Ảnh: Sưu tầm)

Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch đi Đà Nẵng từ Sài Gòn

2.4. Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm bức tượng lộ thiêng được tạo dựng theo chính giấc mơ của hòa thượng Thích Pháp Nhãn.

Năm 2020, chùa Quan Âm đã kiến tạo tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên bằng chất liệu 100% pha lê có chiều cao từ 12 – 25m. Để khách du lịch, tăng ni, phật tử đến cầu nguyện tỏ lòng thành kính.

Tượng Phật uy nghiêm tại lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Lễ hội chùa Quan Âm Đà Nẵng

Lễ hội chùa Quan Âm được tổ chức ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày bao gồm phần lễ và phần hội. Và Lễ hội chùa Quan Âm được công nhận là di sản văn hóa  phi vật thể quốc gia

Phần lễ

Được tổ chức trang trọng, linh thiêng bao gồm:

  • Lễ rước ánh sáng được diễn ra tối 18/2 âm lịch, gồm có: rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng,… Có ý nghĩa là để cầu mong ánh sáng của trí tuệ sẽ soi đường, dẫn lối cho mỗi chúng ta.

  • Lễ khai kinh được diễn ra sáng ngày 19/2 là nghi lễ cầu cho đất nước thái bình, hưng thịnh, nhân dân được ấm no, an lành và hạnh phúc.

  • Lễ trai đàn chẩn tế để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh sẽ được tổ chức sáng ngày 19/2.

  • Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc được tổ chức vào sáng ngày 19/2.

  • Lễ rước tượng Quan Thế Âm diễn ra vào khoảng 10h sáng ngày 19/2. Nghi lễ cầu bình an, cầu thuận lợi cho đồng bào, ngư dân đi biển, đi làm trên sông nước.

Phần hội

  • Lễ hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa – thể thao đặc sắc như: thả đèn trên sông, đua thuyền trên sông Cổ Cò, thi cờ, múa tứ linh, hát tuồng, hát dân ca,…
  • Lễ hội chùa Quan Âm là sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.

Từ trung tâm Tp. Đà Nẵng di chuyển tới chùa Quan Âm tầm 11km, du khách có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau như taxi, xe hơi, xe máy,… Chùa nằm trên đường Sư Vạn Hạnh rộng rãi và khá thuận tiện khi di chuyển.

Lời kết

Đến với chùa Quan Thế Âm, Đà Nẵng, du khách có thể khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc, những công trình kiến trúc linh thiêng, độc đáo. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp chuyến tham quan Đà Nẵng của du khách trở nên thật đáng nhớ. Ngoài ra, du khách có thể kết hợp du lịch Đà Nẵng – Hội An để hành trình khám phá miền Trung trở nên trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Nếu bạn có nhu cầu thuê xe du lịch 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ đi Đà Nẵng hay đi các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ ngay với Thuê xe Thành Nhân để nhận giá ưu đãi nhất.

Cửa Khẩu Mộc Bài Tây Ninh có gì thú vị?

Dịch vụ cho thuê xe du lịch Thành Nhân

HOTLINE: 0932 764 264

Điện thoại: 02866. 764.264

Di động 1: 0937 27 57 34

Di động 2: 0978 22 37 35

Mail: thuexethanhnhan@gmail.com

Địa chỉ 1: 107B Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5, TPHCM.

Địa chỉ 2: 241 Lâm Văn Bền, Phường Bình Thuận, Quận 7, TPHCM.

 

Có thể bạn quan tâm