Chùa Từ Nghiêm Quận 10, Sài Gòn

Chùa Từ Nghiêm quận 10, Sài Gòn là ngôi chùa cổ được nhiều sự quan tâm của du khách khi đến với Tp.HCM. Tọa lạc tại số 415-417 đường Bà Hạt, Quận 10, Tp.HCM. Hãy cùng Thuê xe Thành Nhân tìm hiểu về lịch sử hào hùng của ngôi chùa cổ này nhé.

Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật di tích kiến trúc Phật giáo: chuông mõ, đại hồng chung (cao 150cm, đường kính rộng 90cm), trống. Đặc biệt là bia tưởng niệm và hai bài thơ của Phật tử Nhất Chi Mai. Nơi đây cũng là nơi đặt văn phòng của Phân ban Đặc trách Ni giới T.Ư do Ni trưởng TN.Huyền Huệ làm Trưởng Phân ban.

Chùa Từ Nghiêm Quận 10, Sài Gòn
Chùa Từ Nghiêm (ảnh sưu tầm)

Lịch sử hình thành

Chùa Từ Nguyên lúc đầu là một mái am tranh, đơn sơ do Hòa thượng Thích Đạt Từ làm trụ trì nằm trong khu lao động đông đúc. Năm 1957, HT.Thích Đạt Từ đã truyền quyền trông coi ngôi chùa cho chư Ni.

Năm 1959, chùa Từ Nghiêm được Ban quản trị xây dựng lại đến ba năm sau mới hoàn thành. Từ năm 1960 đến 1975 chùa là nơi đặt trụ sở của Ni bộ Bắc tông. Do cố Ni trưởng TN.Như Thanh lãnh đạo dưới sự cho phép của cố HT.Thích Thiện Hòa, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo miền Nam.

Nhờ vào đạo hạnh tu tập của chư Trưởng lão Ni, ngôi chùa Từ Nghiêm trở thành một điểm sáng tu tập. Là cái nôi tu học của Ni giới, một Ni trường đào tạo nhiều thế hệ chư Ni miền Nam thời bấy giờ. Chùa Từ Nghiêm Quận 10, Sài Gòn

Hiện nay, chùa Từ Nghiêm do Ni trưởng TN.Như Hoa trụ trì với khoảng 70 chư Ni đang tu học, trì nghiêm luật tạng của Ni giới. Chùa Từ Nghiêm được biết đến như một ngôi tổ đình có nề nếp tu học nghiêm khắc, chuẩn mực, một nội viện gắn liền với đời sống sinh hoạt Tăng Ni Thành phố HCM và người lao động Quận 10.

Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch tại Quận 10, TpHCM

Dấu ấn lịch sử

Chùa Từ Nghiêm được xây dựng tại vùng dân lao động nên số đông Phật tử và người dân lui tới tu tập, bái ngưỡng. Những năm 1963 đến 1972, toàn dân TP đã tích cực đấu tranh, bãi thị chống chính quyền Sài Gòn đòi tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, đòi hòa bình dân tộc…

Nhiều Tăng Ni, Phật tử học sinh, sinh viên các tỉnh, thành cũng hưởng ứng chống đối bằng cách tự thiêu thân mình làm đuốc. Các tự viện tại Sài Gòn như Ấn Quang, tịnh xá Ngọc Phương, Xá Lợi, Từ Nghiêm… Là điểm lui tới của học sinh, sinh viên Sài Gòn.

Nhiều chư Ni tham gia vào các phong trào đòi quyền sống, đấu tranh cho hòa bình và tự do tín ngưỡng tôn giáo như cố Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Ngoạt Liên.

Chùa Từ Nghiêm Quận 10, Sài Gòn
Ảnh sưu tầm

Chân dung Phật tử Nhất Chi Mai

Sự kiện làm rúng động trong giới học sinh, sinh viên Sài Gòn là sự kiện ngày 15-5-1967 (nhằm ngày 8 tháng 4 năm Đinh Mùi), Phật tử Nhất Chi Mai, PD.Diệu Huỳnh đã tự thiêu trước cửa chánh điện chùa Từ Nghiêm để cầu nguyện hòa bình, giải phóng dân tộc.

Trước khi chết, Nhất Chi Mai để lại 10 bức thư với nội dung kêu gọi hòa bình và 2 bài thơ. Bài thơ thứ nhất: “Xin đem thân làm đuốc/ Xin soi sáng u minh/ Xin lòng người thức tỉnh/ Xin Việt Nam hòa bình”. Và bài thơ thứ hai có tên “Chắp tay tôi quỳ xuống” đã được giới sinh viên, học sinh, Phật tử thuộc nằm lòng. Chùa Từ Nghiêm Quận 10, Sài Gòn

Ngọn lửa tự thiêu của Nhất Chi Mai đã làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ của học sinh, sinh viên Sài Gòn. Ngọn lửa này đã được tiếp đuốc bằng những cuộc tự thiêu sau đó: HT.Thích Thiện Lai vào tháng 6-1970, của Sa di Chân Thể ở Huế, Sư cô Nguyễn Thị Có ở Quảng Trị vào tháng 5-1971… đấu tranh cho niềm khao khát hòa bình, bình đẳng và tự do tôn giáo.

Khi có nhu cầu Thuê xe du lịch đi nội thành hoặc đi tỉnh hãy liên hệ ngay với Thành Nhân. Tài xế cẩn thận, nhiệt tình sẽ góp phần cho chuyến du lịch của các bạn thêm thú vị. Mọi nhu cầu thuê xe xin vui lòng liên hệ:

Dịch vụ cho thuê xe du lịch Thành Nhân

HOTLINE: 0932 764 264

Điện thoại: 02866. 764.264

Di động 1: 0937 27 57 34

Di động 2: 0978 22 37 35

Mail: thuexethanhnhan@gmail.com

Địa chỉ 1: 107B Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5, TPHCM.

Địa chỉ 2: 241 Lâm Văn Bền, Phường Bình Thuận, Quận 7, Tp.HCM

Có thể bạn quan tâm