Địa chỉ: 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Giờ hoạt động: Thứ 3 và Chủ Nhật từ 6h30 – 17h00 và các ngày còn lại từ 6h30 – 20h00.

Tổng quan về chùa Viên Giác, Tân Bình

Chùa gần chợ Phạm Văn Hai nên di chuyển đến chùa rất thuận tiện và dễ tìm. Chùa Viên Giác thuộc Phật giáo Bắc tông do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh lập vào năm 1955. Cùng lối kiến trúc mang đậm chất Á Đông. Với hệ thống kèo cột, rui mè đỡ mái, tường bao lượn sóng, ô cửa tròn… được phủ lên tông màu vàng, nâu trầm và đỏ gạch. Ngoài ra trong khuôn viên còn có một ngôi tháp bằng gốm sứ được ghi nhận cao nhất Việt Nam.

Ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ dùng để ẩn tu có tên là Độc Giác. Sau nhiều lần mở rộng, chùa đổi tên thành Viên Giác. Đến năm 1976, chùa thỉnh Thượng tọa Thích Minh Phát về điều hành Phật sự. Năm 1996, do sức khỏe của Thượng tọa yếu nên thỉnh Đại đức Thích Lệ Trang về trụ trì.

Đầu xuân năm 2001, Đại đức Thích Lệ Trang đã cho khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo để bà con Phật tử gần xa đến chiêm bái.

Chiêm bái chùa Viên Giác, Tân Bình
Chùa Viên Giác tọa lạc tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Khám phá nét đặc sắc làm nên tên tuổi chùa Viên Giác Tân Bình

Chùa Viên Giác có kiến trúc đặc trưng của Á Đông bởi các tòa nhà được thiết kế liên kết một cách uyển chuyển, tinh tế, tạo thành không gian khép kín cổ kính, uy nghiêm. Chùa xây theo bố cục hình chữ Sơn với phần mái cong cung tròn những đường lượn mềm mại mang đậm kiến trúc truyền thống pha lẫn kỹ thuật hiện đại.

Từ cấu trúc kèo cột chống đỡ, rui mè đỡ mái, ngói và có đường viền cong vút, tường bao lượn sóng,các ô cửa tròn… Đến tông màu chủ đạo là vàng, nâu trầm và đỏ gạch của ngôi chùa.

Chiêm bái chùa Viên Giác, Tân Bình
Cổng vào chùa trang trí câu đối phía trước cùng hai bức tượng uy nghiêm

Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch Tân Bình

Chánh điện của chùa Giác Viên

Chánh điện chùa được bày trí trang nghiêm, bước vào bên trong Phật điện sẽ gặp ngay tượng Đức Di Lặc tôn trí trang nghiêm. Đi vào thêm một lớp cửa là khu vực thờ tự Thập Nhị Thời Thần – Vị thần Đại Dược Xoa Tướng trong pháp hội Dược Sư được chạm trổ rất công phu và tỉ mỉ.

Phía sau Phật điện là tòa Tiếp Dẫn điện. Nơi có tượng Đức Phật A Di Đà được tôn trí trong tư thế tiếp dẫn. Xung quanh là các linh vị sắp xếp theo thứ tự uy nghiêm. Ngay phía dưới khu Chánh điện là phòng giảng kinh thuyết pháp. Đối xứng hai bên là Đông đường và Tây đường – nơi tiếp khách, nghỉ ngơi của các tăng ni Phật tử.

Chánh điện được bày trí trang nghiêm

Chiêm bái thêm: Chùa Pháp Hoa, Phú Nhuận

Công trình tháp gốm cao nhất Việt Nam – Tháp Đẳng Quang

Ngôi tháp Đẳng Quang được xây vào năm 1996 và hoàn thành năm 1999.Tháp cao 22m, gồm 3 tầng cẩn vách bằng gạch lưu ly với nét điêu khắc hình Phật và Bồ Tát. Bảy mái lợp ngói lưu ly màu xanh vàng, thiết kế theo hình cá chép hóa rồng.

Ba tầng của tháp được gọi Thượng, Trung và Hạ, mỗi tầng như vậy lại chia thành các lầu với không gian thờ riêng. Thượng tầng là Từ Ý Các thờ Xá Lợi Phật. Trung tầng là Pháp Bằng Các thờ kim thân của Phật Thích Ca, Đa Bảo, kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Hạ tầng là Phước Nghiêm Các thờ Cố Thượng tọa Thích Minh Phát.

Bốn cửa xung quanh tháp Đẳng Quang trạm trổ 8 vị thần Kim Cang trên nền gỗ. Những viên gạch ốp bên ngoài đều làm bằng gốm, khắc họa hình tượng thập bát la hán với đường nét sắc sảo. Chính vẻ đẹp từ chất liệu độc đáo cùng quy mô đã giúp ngôi tháp Đẳng Quang trở thành ngôi thác gốm cao nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục công nhận.

Tháp Đẳng Quang với chiều cao 22m đầy ấn tượng, là công trình tạo nên điểm nhấn cho chùa Viên Giác

Một số lưu ý khi vãng cảnh chùa

– Chùa Viên Giác là nơi linh thiêng nên mặc trang phục dài tay, kín đáo và lịch sự.

– Bà con Phật tử đến dâng hương nên sắm lễ chay.

– Nếu muốn quay phim, chụp ảnh hãy xin phép trước với ban quản lý chùa.

– Hạn chế đốt vàng mã tránh gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

– Tuyệt đối không đụng, chạm bất cứ đồ vật nào trong chùa khi chưa có sự cho phép.

– Chú ý không giẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ, không xả ra bừa bãi trong khuôn viên.

– Không bỏ tiền vào tượng Phật, không tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.

Lời Kết

Chùa Viên Giác, Tân Bình là một công trình kiến trúc cổ độc đáo chờ bạn khám phá và chiêm bái. Hy vọng những chia sẻ của Thành Nhân về chùa Giác Viên, Sài Gòn giúp bạn có cái nhìn bao quát về ngôi chùa cổ kính này.

Nếu có nhu cầu thuê xe du lịch hành hương các ngôi chùa trong nội thành Sài Gòn, ở tỉnh sắp tới hãy liên hệ ngay với Thuê xe Thành Nhân để đặt xe nhé.

Dịch vụ cho thuê xe du lịch Thành Nhân

HOTLINE: 0932 764 264

Điện thoại: 02866. 764.264

Di động 1: 0937 27 57 34

Di động 2: 0978 22 37 35

Mail: thuexethanhnhan@gmail.com

Địa chỉ 1: 107B Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5, TPHCM.

Địa chỉ 2: 241 Lâm Văn Bền, Phường 7, quận 7, TpHCM.