Khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp có giá trị văn hóa – Lịch sử của dân tộc. Là khu di tích cấp quốc gia được công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử như: quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có di tích 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,…
Hôm nay, hãy cùng thuê xe Thành Nhân tham quan, tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc còn lưu giữ tại khu di tích Gò Tháp.
Khu di tích Gò Tháp nằm ở xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Cách thành phố Cao Lãnh về hướng đông bắc khoảng 45 km.
Từ những năm cuối thế kỷ XIX và bắt đầu khai quật từ đầu thế kỷ XX. Do một số nhà nghiên cứu người Pháp đã phát hiện một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ,… Từ 2005 nơi đây được quy hoạch trở thành di tích khảo cổ và được bảo tồn, phục dựng các công trên quần thể di tích Gò Tháp. Xây dựng rừng sinh thái với diện tích hơn 300 ha.
Các điểm khảo cổ tại khu di tích Gò Tháp
Tại khu di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều dấu tích, di vật, hiện vật cổ thuộc nền văn minh Óc Eo. Đồng thời tìm ra được 3 loại hình di tích quan trọng là di tích cư trú, di tích mộ táng và di tích kiến trúc
Di tích cư trú với các di vật như: bếp lửa, những mảnh nồi, thanh củi cháy dở, cọc nhà sàn,…
Di tích mộ táng được phát hiện ở các Gò Cát phát hiện 13 mộ táng. Thu được trên 1.000 hiện vật, tùy táng chôn theo như: mảnh vàng có chạm khắc hoa văn, đá quí, đầu tượng, đồ gốm, nhẫn vàng,…
Di tích kiến trúc được phát hiện ở các gò cao như: Gò Minh Sư, Gò Tháp Mười,đền thần mặt trời, Gò Bà Chúa Xứ Chùa Tháp Linh…Hầu hết di tích kiến trúc nằm sâu trong lòng đất. Được xây tường thành bao bọc xung quanh để chống sự xâm thực của gió và nước.
Di vật, hiện vật tìm thấy là các tượng thần Visnu, Siva bằng đá sa thạch, cột đá có chốt, các phiến đá có chạm khắc hoa văn và minh văn,…
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì cách đây khoảng 1.500 năm. Nơi đây đã từng là một thành phố thuộc vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ I-VI sau Công nguyên.
Cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, người dân từ vùng ngoài vào khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi. Bởi vùng đất Gò Tháp này nhiều rừng rậm, sình lầy, muỗi bầy, thú dữ. Do Gò Tháp vó địa hình hiểm trở, là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều anh hùng chống Pháp đời đầu khi Đảng ta chưa ra đời như:
Tham khảo thêm: Khu du lịch Tràm Chim, Đồng Tháp
Đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều chống Pháp (1864 – 1886). Từ Căn cứ địa của Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, Khu ủy khu 8 (1946 – 1948)
Nơi in dấu chân của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như: Đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Thập,…
Trong kháng chiến chống Mỹ, Tiểu đoàn 502 đánh sập Viễn vọng đài cao 42m của Việt Nam Cộng Hòa để quan sát, các hoạt động của quân giải phóng (12/1959)
Các di tích tâm linh – Lịch sử ở khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp
Tháp Mười Cổ Tự
Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là tháp Mười Cổ Tự hay còn gọi Tháp Linh Cổ Tự. Tương truyền rằng kiến trúc cổ này đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847). Trải qua nhiều thế kỷ nên bị tàn phá, bỏ phế trong thời gian dài. Đến sau này chùa được dựng lại theo lối kiến trúc chùa Từ Đàm của Huế.
Qua khỏi chùa là Đền thờ Thiên Hộ Vương thờ ông Võ Duy Dương. Người có công xây dựng quê hương, mở mang bờ cõi, chống ngoại xâm. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866).
Đền thờ Đốc Binh Kiều thờ tự ông đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Người đã cùng ông Võ Duy Dương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tháp Mười.
Đi tiếp về hướng Bắc, bạn sẽ đến được một gò hình tròn, trước có một ngôi chùa tu theo đạo Minh Sư nên gọi là Gò Minh Sư.
Trên gò có miếu thờ Bà Chúa xứ là điểm tâm linh mang đậm tính chất dân gian thờ mẫu. Người mẹ xứ sở. Điểm di tích được khai quật năm 1984 và được bảo tồn di tích. Công trình mới thờ tự được dựng lên kế bên nền di tích cũ để người dân đến chiêm bái.
Hằng năm đều tổ chức lễ hội vía bà rất linh đình, như lễ hội vía Bà Chúa xứ An Giang. Tiêu biểu đức nhân từ và cứu nhân độ thế… khách thập phương đến chùa vào dịp lễ rất đông.
Hằng năm khu di tích Gò Tháp có hai kỳ lễ hội vô cùng long trọng. Một là lễ để tưởng nhớ về anh hùng dân tộc Thiên Hộ Võ Duy Dương và Quan lớn thượng Đốc Binh Kiều. Lễ giỗ, lễ hội diễn ra từ ngày 14, 15 và 16 tháng 11 âm lịch là lễ hội diễn ra tại đền thờ.
Hai là lễ hội vía Bà chúa xứ Gò Tháp, lễ hội diễn ra trong ba ngày gồm 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch.
Lời kết
Phía trên là những thông tin cơ bản về khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp hy vọng sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu thuê xe du lịch 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ đi đi Đồng Tháp từ Sài Gòn (TPHCM), đi tỉnh. Hãy liên hệ ngay với Thuê xe Thành Nhân để nhận giá ưu đãi nhất.
Tham khảo thêm: Bảng giá thuê xe du lịch tổng hợp của Thành Nhân nhé
Dịch vụ cho thuê xe du lịch Thành Nhân
HOTLINE: 0932 764 264
Điện thoại: 02866. 764.264
Di động 1: 0937 27 57 34
Di động 2: 0978 22 37 35
Mail: thuexethanhnhan@gmail.com
Địa chỉ 1: 107B Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5, TPHCM.
Địa chỉ 2: 241 Lâm Văn Bền, Phường Bình Thuận, Quận 7, TPHCM.