Chợ nổi miền tây
Về vùng đất phương nam sông nước hữu tình, có lẽ không ai không biết đến những chợ nổi độc đáo được gọi bằng cái tên mộc mạt dân dã đã đi vào thơ ca dân gian ” Dòng sông khi đục khi trong, chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa”. Nhũng cái chợ nổi xuất hiện ở các ngã ba, ngã bảy sông của vùng sông nước này chính là chợ nỗi hay còn gọi là chợ trên sông, kiểu chợ mà tuổi của nó có thể hàng trăm năm tồn tại cùng dòng nước và con người phương nam.
Không ai nhớ chính xác chợ trên sông ở phương nam có từ bao giờ chỉ biết rằng chợ trên sông là của ngư dân người miền trung thạo nghề đi biển, những người Hoa quen sống trên thuyền thạo việc mua bán và cư dân bản địa vốn đã quen sông nước. Đặc điểm của những cư dân cùng với những điều kiện như hệ thống sông ngòi chằn chịt, vùng đất màu mỡ có nhiều săn vật phong phú, đa dạng có thể trở thành hàng hóa trao đổi, mua bán va đã hình thành nên những chợ nổi trên sông.
Chợ nổi trên sông thường nhóm chợ từ rất sớm khoảng hai giờ khuya, lúc nhiều người còn chìm vào giấc ngủ đã thấy ánh đèn loang loáng, tiếng gọi nhau rộn rã cả khúc sông. Những người tham gia nhóm chợ sớm thường là những bạn hàng đến mua nông sản từ chợ nổi về phân phối lại cho các chợ trên bờ để đảm bảo kịp thời gian mà hàng vẫn còn tươi nguyên, bắt mắt. Chợ nổi trên sông thường sôi nổi và tấp nập nhất vào sáng tinh sương và thưa khách dần khi mặt trời lên đến đầu ngọn sào. Việc chọn địa điểm và thời gian họp chợ trên sông của cư dân đồng bằng đã thể hiện được nhãn quang văn hóa ứng xử đối với tự nhiên và xã hội hết sức hài hòa và sáng tạo. Sự hài hào và sáng tạo ấy đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, văn hóa sông nước miệt vườn của vùng đất phương nam.
Vì chợ nhóm họp trên sông nên người mua kẻ bán đều phỉa di chuyển trên các phương tiện đường thủy. Ở chơn nổi người ta có thể tìm thấy tất că các loại ghe, xuồng là các loại phương tiện đi lại quan trọng nhất của người dân miền sông nước. Điểm ấn tượng và độc đáo của các chợ nổi trên sông là hình ảnh những chiếc ghe bầu kết bè thành tùng dãy dài dập dềnh trên sóng nước. Phương tiện mua bán lớn nhất trên sông là ghe chài, ghe chài thường có hai tầng, bên trong ghe chia làm hai phần, phần đầu chứa hàng hóa, phần sau dùng cho sinh hoạt của người đi ghe. Do có trọng tải lớn nên ghe chài thường đứng một mình chứ không kết bè như ghe bầu. Các ơhương tiện lớn như ghe chài, ghe bầu thường đậu cố định một chỗ đẻ bán hàng còn các ghe xuồng nhỏ thì luồng lách giữa các ghe lớn để mua bán hàng hóa.
Nếu bạn có sở thích yêu thiên nhiên, yêu miền sông nước thì hãy một lần đến đây để tìm hiểu va và tham quan những nét văn hóa riêng của vùng sông nước phương nam nhé.