Chùa Đại Tòng Lâm ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là ngôi chùa đặc biệt với 4 kỷ lục cấp quốc gia:chánh điện lớn nhất; tượng Di Lặc Bồ Tát nguyên khối nặng nhất, lớn nhất; tượng Phật nhiều nhất; sư, tăng ni nhiều nhất. Hôm nay, hãy cùng Thuê xe Thành Nhân tìm hiểu vể ngôi chùa nổi tiếng này ở Vũng Tàu nhé.
Tìm hiểu về chùa Đại Tòng Lâm
Chùa có diện tích 54 hecta, tọa lạc giữa không gian yên tĩnh được bao bọc bởi cây xanh um tùm, do hòa thượng Thích Thiện Hòa xây dựng vào năm 1964.
Chùa Đại Tòng Lâm còn có cái tên khác là chùa Vạn Phật Quang vì nơi này có 10.000 tượng Phật ốp trên các vách điện lưu danh khách thập phương quyên góp xây dựng chùa.
Chùa có quần thể kiến trúc bao gồm chùa chiền, thiền viện, tịnh thất và trường cao đẳng Phật học là nơi đào đào và tu học của tăng ni mọi miền.
Vào chùa, đầu tiên, bạn sẽ nhìn thầy tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề cao lớn, phía xa là điện Di Lặc.
Khuôn viên chùa được đặt rất nhiều tượng của các vị Phật và Bồ Tát. Đặc biệt là khu vực cửu phẩm cực lạc với 48 tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương cao 3,3 mét và nặng 3,5 tấn được đặt giữa không gian mênh mông của đất trời. Ngoài ra, nơi này còn có Tam Thánh Tây Phương đứng sừng sững giữa không gian mênh mông trời đất, bên dưới là một hồ cá rộng với dòng nước xanh trong.
Kiến trúc thiết kế tại chùa Đại Tòng Lâm
Chùa Đại Tòng Lâm được xây dựng trên khuôn viên rộng lớn. Những nét kiến trúc pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa tinh thần dân tộc và tinh thần giao thoa Phật Học với các nước.
Điểm quan một số điểm nhấn của chùa Đại Tòng Lâm.
Cổng Tam Quan, hồ Liên trì
Tam Quan thuần tứ trụ, không có chữ hán, chỉ có từ Việt trên bảng hiệu và bên tả hữu của hai cửa phụ: “Trí Tuệ”, “Từ Bi”.
Trên mái đính hoa văn mang nét đặc trưng nhà phật khi gắn bánh xe chuyển pháp luân ở giữa, trên đầu rồng. Điểm nhấn là khung cửa làm từ kim loại, có khắc chữ “Vạn Phật Đại Tòng”.
Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch đi Vũng Tàu
Qua Tam Quan là nét đẹp thiên nhiên hữu tình trong cảnh trang nghiêm, yên tĩnh chốn phật môn. Nhìn từ phía xa xa thấp thoáng bóng dáng của Núi Bồng Lai.
Ở bên phải lối vào khung vực chính là các bức tượng như Di Lặc mỉm cười phúc hậu đang ngự trên đài sen ở tầng trệt của hình tháp. Ở bên trái là tượng Quan Âm tọa lạc trên đài sen.
Tiếp theo là hồ Liên Trì kích thước lớn với đài phun nước như chiếc vòi rồng, làm dịu đi cái nắng của Vũng Tàu.
Bộ tượng gồm Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đạo Thế Trí hướng ra mặt hồ sen thanh tịnh Tổng trọng lượng là 580 tấn.
Chánh điện của chùa Đại Tòng Lâm
Tượng Phật Di Lạc
Dạo bước qua Liên Trì theo con đường uốn cong đến chánh điện của chùa Đại Tòng Lâm. Trước chánh điện, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp an lạc nhưng uy nghiêm, gần gũi của tượng Phật Di Lặc ở đài Di Lạc.
Kiến trúc của Đài Di Lặc được thiết kế rất tỉ mỉ và trang nghiêm. Toàn bộ tầng mái được chống đỡ bởi hệ thống kèo cột trên và 6 trụ cột dưới chia đều khoảng cách. Mỗi cột được thon thép vàng, chạm khắc rồng uốn lượn, sinh động. Phía trước cửa lên đài là bậc thang đá với hai thành chạm rồng uy nghiêm.
Tượng Di Lặc cao hơn 5m, tọa trên bệ cao hình tứ giác (bệ cao khoảng 2m). Tượng nặng hơn 40 tấn, chế tác từ đá hoa cương.
Xem thêm: Chùa Quan Âm Bồ Tát Vũng Tàu
Từ đài Di Lạc, thuận lối trái dưới gốc cây cổ thụ lâu năm là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa thiền. Tượng được tạo từ đá sứ trắng, sắc thái tôn nghiêm, tĩnh lạc.
Chánh điện
Và tiếp bước khoảng sân rộng, kiên trì qua 100 bậc thang sẽ đến được chánh điện.
Đường lên chánh điện bạn sẽ nhìn thấy 2 pho tượng kỳ lân được làm từ đá màu, sắc sảo, trầm lắng. Bên ngoài chánh điện có 2 tượng Hộ Pháp. Phía sau chánh điện có tượng Tổ Sư Đạt Ma.
Đặc sắc là trên các vách của chánh điện có khoảng 10.000 tượng phật cùng kích thước, cỡ nhỏ. Tượng phật nhỏ được làm từ đồng, bên ngoài mạ vàng.
Bước vào chánh điện bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh nơi tâm hồn từ lối kiến trúc, tôn tượng trang nghiêm với tiếng chuông chùa vang vọng. Từ bốn phía của chánh điện du khách điều nhìn ra cảnh vật bên ngoài là những hàng cây xanh và bầu trời xanh.
Chánh điện có sức chứa lên đến hàng ngàn tăng ni Phật tử cùng một lúc. Trong chánh điện có hơn 6 ngàn tượng Phật được in vàng vào những phiến gỗ dán lên tường. Phía sau phiến gỗ ấy là tên tuổi của mỗi gia đình, hoặc ai đó gửi gắm hương linh tại chùa.
Vẻ đẹp cổ kính và tôn nghiêm của một số hạng mục ở chùa Đại Tòng Lâm
Trong chùa Đại Tòng Lâm nổi bật với nhiều công trình uy nghi và hài hòa với khung cảnh xung quanh.
Bên cạnh đó phải kể đến vườn Cửu Phẩm Cực Lạc, gồm 48 tượng Đức Phật A Di Đà xếp thành hàng, tạo hình từ đá hoa cương mang màu sứ trắng. Trong số các tượng, có bức tượng lớn, cao 18m (đứng trọng tâm).
Phía trước “vườn Phật” là 20 bức tượng La Hán với đủ tư thế và biểu cảm được đặt trên khối đá hình tứ phương.
Nếu chúng ta đứng trước tượng Phật lớn ở vườn Phật, khi nhìn bên trái là vườn hoa lớn đủ màu sắc, rồi đến khu Phật Bảo Tháp (xây năm 2014) gọi là “Hiền kiếp thiên Phật Bảo Tháp”.
Khu Phật Bảo Tháp cao 52m, ngang 28m, có 13 tầng nội thất, bên trong tôn thờ khoảng 1.000 tượng Phật trong hiền kiếp.
Chùa Đại Tòng Lâm là điểm du lịch tâm linh nổi bật của Vũng Tàu
Chùa Đại Tòng Lâm được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo đương đại mang đậm nét văn hóa dân tộc. Được thể hiện qua những mái ngói các khu vực đều được chạm khắc những con rồng đang bay lượn trên bầu trời xanh thẳm.
Những hồ nước lớn nhỏ ở chùa đều thả sen tạo nên không gian thật nhẹ nhàng, thanh thoát. Đường vào chánh điện được phủ một màu xanh bởi hai hàng cây um tùm tỏa bóng mát.
Đặc biệt là trong quần thể Đại Tòng Lâm có Ni viện Thiên Hòa. Nơi đây phục vụ ẩm thực mỗi ngày cho du khách gần xa đến chùa tham quan và chiêm bái. Người dân địa phương còn gọi đây là “chùa bánh xèo” vì đó là món ăn chính, ngoài ra, chùa còn phục vụ món bún riêu, miến, phở từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều.
Tôn tượng Quan Âm Bồ Tát (Ảnh sưu tầm) |
Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu với 4 kỷ lục quốc gia
Kỷ lục quốc gia thứ ba là ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất với hơn 10.000 tượng. Trong hơn 10.000 tượng ấy, phải kể đến 20 vị La Hán và 49 tượng Phật Bà Quan Âm an tọa giữa đất trời.
Kỷ lục quốc gia thứ tư là ngôi chùa có số lượng tăng ni nhiều nhất, lên đến khoảng 1.250 người. Đây chính là những người đến học tập Phật pháp kinh giới từ nhiều tỉnh khác nhau.