Chùa Hộ Quốc, Phú Quốc hay còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc. Là ngôi chùa ven biển lớn nhất khu vực Miền Tây. Là một địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với đảo ngọc Phú Quốc xanh mát. Hôm nay, hãy cùng Thuê xe Thành Nhân khám phá ngôi chùa có kiến trúc độc đáo này nhé.
1. Địa chỉ chùa Hộ Quốc
Chùa Hộ Quốc có ý nghĩa là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước cũng như người dân ở vùng biển xa xôi ở đảo ngọc Phú Quốc này. Có địa chỉ tại Suối Lớn, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, Kiên Giang.
Chùa có thế lưng vào núi núi rừng bát ngát, mặt trước hướng ra biên khơi xanh biếc. Nhờ vị thế nằm giữa “rừng vàng biển bạc”, chùa Hộ Quốc mang khung cảnh non nước hữu tình cực đẹp tựa tranh vẽ.
2. Lịch sử chùa Hộ Quốc Phú Quốc
Với ý tưởng muôn đưa Thiền Viện Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng từ thế kỷ XIII. xuôi về vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đại tướng Phạm Văn Trà và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cùng nhau lên kế hoạch và kêu gọi tài trợ.
Sau 3 năm kêu gọi đến ngày 14/10/2011 chùa Hộ Quốc bắt đầu được xây dựng tổng kinh phí lên tới 100 tỷ đồng. Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc thời Lý – Trần. và mang đậm phong cách của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Tham khảo thêm: Chùa Dâu, Bắc Ninh
Đến ngày 14/12/2012, các công trình trung tâm đã hoàn thành và làm lễ khánh thành. Sau đó, từ năm 2013 đến 2014, chùa tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thêm các công trình nội khu.
Chùa Hộ Quốc là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Phú Quốc và là điểm đến du lịch tâm linh góp phần thúc đẩy du lịch Phú Quốc phát triển.
Chùa Hộ Quốc thuộc dự án khu du lịch tâm linh Phú Quốc có tổng diện tích lên tới 110ha, trong đó diện tích chùa 13.2ha, diện tích rừng nguyên sinh là 96.8ha. Với diện tích đồ sộ, chùa Hộ Quốc hiện nay được công nhận là ngôi chùa lớn nhất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
3. Kiến trúc của chùa Hộ Quốc
Chùa Hộ Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc chùa chiền truyền thống miền Bắc với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thời Lý và thời Trần.
Từ bên ngoài với chiếc cổng tam quan hùng vĩ, oai vệ. Cổng tam quan ở Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc có phần mái rộng và 2 đầu chóp nhọn cong vút. Đặc biệt, phần mái của cổng và phần má của các công trình đều được lợp bằng ngói mũi sen hoặc ngói mũi nhọn – Một trong những kiến trúc đặc trưng của chùa thời Lý.
Hầu hết các trụ trong gian thờ là các trụ cột gỗ lim quý hiếm là loại vật liệu chủ chốt trong kiến trúc chùa chiền Lý – Trần thời xưa. Trên các mối nối nâng đỡ mái, dưới hành lang hay trên những cánh cửa cổ kính đều được chạm khắc gỗ tinh xảo, tỉ mỉ.
Bên trong khuôn viên chùa bày trí nhiều tượng Phật, tượng La Hán được tạc bằng đá quý, gỗ hoặc đồng nguyên khối. Bên cạnh đó, còn có Lầu Chuông, Tháp Trống – Là một trong những biểu tượng trong các Thiền Viện Trúc Lâm ở Việt Nam.
4. Chùa Hộ Quốc thờ ai?
-
Phật Thích Ca Mâu Ni: Ở chùa Hộ Quốc có thờ bức tượng Phật bằng ngọc cẩm thạch cao gần 3m trước sân Thiên Tỉnh. Và tượng Phật bằng đồng nguyên khối mạ vàng trong chánh điện.
-
Phật A Di Đà: Tượng Phật A Di Đà bằng đồng dưới chân tượng Quan m Bồ Tát khổng lồ.
-
Phật Di Lặc: Tượng Phật Di Lặc cưỡi rồng bằng gỗ nguyên khối được đặt bên trong tượng Quan m Bồ Tát khổng lồ.
-
Các vị Bồ tát: Chùa thờ phụng nhiều vị Bồ tát ở khắp nơi trong khuôn viên Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quan m Bồ Tát, Chuẩn Đề Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát…
-
Đức Ông và Đức Thánh Hiền: Hai vị thần tượng trưng cho lòng hướng Phật và trí tuệ được thờ cúng ở hầu hết các ngôi chùa tại miền Bắc Việt Nam.
-
Các vị La Hán: Tượng 18 vị La Hán bằng đá.
-
Các vị Hộ Pháp: Chùa có nhiều bức tượng của các vị Hộ Pháp như Tứ Thiên Vương, Khuyến Thiện Hộ Pháp, Trừng Ác Hộ Pháp…
5. Công trình kiến trúc ấn tượng của chùa Hộ Quốc
Không chỉ là một trong những ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam, chùa Hộ Quốc còn sở hữu hàng loạt các công trình kiến trúc ấn tượng mà bạn không thể bỏ lỡ:
6.1. Cổng tam quan chùa Hộ Quốc
Cổng tam quan được thiết kế theo lối kiến trúc thời Lý – Trần với các thân trụ cao, dày, phủ sơn màu vàng tươi. Phần mái của cổng được lợp rộng và dài hơn nổi bật lớp ngói màu gạch nung đỏ bắt mắt.
Tại chùa Hộ Quốc, cổng tam quan được đặt theo 3 tên gọi:
- Cửa Đại Giác: Cửa trung tâm mang ý nghĩa về sự “giác ngộ hoàn toàn”.
- Cửa Bất Nhị: Cửa bên phải mang ý nghĩa về việc “từ bỏ chấp chước, không còn phân biệt tất cả sự việc là thường hay vô thường”.
- Cửa Giải Thoát: Cửa bên trái ngụ ý rằng “khi hoàn toàn giác ngộ và từ bỏ chấp niệm về mọi thứ, con người mới có thể giải thoát khỏi đau khổ”.
6.2. Tượng Phật Thích Ca chùa Hộ Quốc
Qua khỏi cổng tam quan, du khách sẽ thấy ngay bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni màu ngọc bích đặt. Bức tượng được tạc bằng ngọc cẩm thạch nguyên chất và cao gần 3m đặt dưới gốc bồ đề.
Bức tượng được đặt ngay trước lối dẫn lên khu chánh điện. Như một nhắc nhở chúng Phật tử chỉnh đốn trang phục, tâm cảnh trước khi đến chiêm bái các vị Phật, Thánh, Tăng được thờ phụng trong chùa.
6.3. Bức phù điêu mạ vàng Rồng và Hoa sen chùa Hộ Quốc
Ngay sau bức tượng Phật Thích Ca cẩm thạch, nằm giữa hai lối đi lên khu chánh điện. Dọc theo 70 bậc thang là một bức phù điêu chạm nổi khổng lồ. Đắp hình 6 con rồng vàng uốn lượn, vây quanh những đóa sen vàng. Vào thời Lý, hình ảnh con rồng dần hòa quyện vào trong văn hóa Phật giáo. Kết hợp với hình hoa sen tạo nên các bức đồ án “lưỡng long triều liên” uyển chuyển, sống động.
Bức phù điêu khổng lồ chia cầu thang thành 2 lối riêng biệt, hai bên lan can là 4 bức tượng rồng thời Lý – Trần trong tư thế “rồng cuộn cầm ngọc” oai vệ.
6.4. Chánh điện chùa Hộ Quốc
Khu chánh điện Đại Hùng Bảo Điện được xây dựng theo kiến trúc 5 gian 2 chái. Từ bên ngoài nhìn vào là những cột đồng trụ bằng đá nâng đỡ diềm mái chạm nổi hình hoa sen, lá, cây tre, sóng nước… tinh xảo. Vật liệu chính để xây dựng toàn bộ chánh điện là những cây gỗ lim tự nhiên.
Bên trong chánh điện với hệ thống cấu kiện chằng chịt, các con rường triện cài hình rồng cầu kỳ. Những cánh cửa bức bàn, cửa sổ chữ Thọ, các trụ gỗ màu nâu sẫm được trang trí bằng những câu đối và hoa văn sơn son thếp vàng.
Tại chánh điện, chùa Hộ Quốc thờ phụng Hoa Nghiêm Tam Thánh, bao gồm 3 pho tượng: Phật Thích Ca Mâu Ni mạ vàng ở trung tâm, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi sư tử ở gian nhà bên phải và Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi ở gian nhà bên trái. Hai bên ngôi Tam Bảo là ban thờ Đức Ông và Đức Thánh Hiền
Chính giữa chánh điện là tòa tháp lưu giữ xá lợi Phật và tôn tượng Phật ngọc do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cung tiến vào ngày 14/12/2012.
6.5. Tượng Quan Thế m Bồ Tát chùa Hộ Quốc
Tọa lạc bên phải khu chánh điện, tượng Quan Âm Nam Hải cưỡi sóng bằng đá nguyên khối tạc. Tượng có độ cao hơn 30m.
Dưới chân tượng là một tòa nhà ngũ giác, là nơi thờ phụng Ta Bà Tam Thánh. Gồm 3 pho tượng bằng đồng là Đức Phật A Di Đà, Quan Thế m Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đặc biệt, bên trong gian thờ còn đặt 4 gốc trầm hương tự nhiên cao hơn 2m, tỏa mùi hương thanh tịnh cho không gian trang nghiêm nơi cửa Phật.
6.6. Chùa một cột
Chùa một cột nằm ở bên trái cổng tam quan được mô phỏng Chùa Một Cột, Hà Nội. Công trình được xây dựng giữa một đài sen lớn bên trong một hồ nước sâu. Du khách đi lên chùa qua 2 chiếc cầu đá tinh xảo bắc ngang hồ.
Bên trong chùa thờ phụng bức tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng nguyên khối. Ngài là hiện thân của sự cứu độ muôn loài, xua đuổi mọi tà ma, chướng ngại trên con đường giác ngộ.
Tham khảo thêm: Chùa Yên Tử, Quảng Ninh
6.7. Lầu Chuông – Tháp Trống
Tại chùa Hộ Quốc Phú Quốc Lầu Chuông ở bên trái và Tháp Trống ở bên phải gian chánh điện. Cả hai khu được xây dựng thành hình tháp 3 tầng với mái ngói trùng thiềm cong vút.
Tháp trống
Bên trong Tháp Trống đặt một chiếc trống cổ có hình dáng trống cổ truyền Việt Nam. Với phần mặt trống làm từ da trâu và phần đế trống được chạm khắc hình đầu rồng cầu kỳ. Tầng trên của Tháp trống đặt một chiếc khánh đồng lớn. Trong văn hóa tâm linh, trống và khánh được dùng trong các sự kiện quan trọng, mục đích là để tạo không khí sôi động và xua đuổi những thứ xấu xa khỏi cuộc sống.
Lầu chuông
Lầu chuông đặt 2 chiếc chuông đồng mô phỏng theo hình dáng quả chuông ở chùa Thanh Mai (Hải Dương). Lầu chuông được gõ định kỳ vào một số khung giờ mỗi ngày. Tiếng chuông trong tín ngưỡng Phật giáo có ý nghĩa như một lời “cảnh tỉnh”, giúp con người cân bằng cảm xúc. Đồng thời xua đuổi những uế khí xấu xa, mang lại không gian thanh tịnh cho ngôi chùa.
Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch đi Kiên Giang
7. Kinh nghiệm khi tham quan chùa Hộ Quốc
Nếu có ý định đến vãng cảnh chùa Hộ Quốc, du khách nên tham khảo những chia sẻ hữu ích bên dưới:
Chùa Hộ Quốc mở cửa đón khách tham quan từ 6h00 – 18h00 hàng ngày. Nếu được hãy đến chùa vào khung giờ 6h00 – 9h00 hoặc buổi chiều từ 15h00 – 17h00 vì thời tiết lúc này mát mẻ, nắng nhẹ dịu.
Nên đến Phú Quốc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lúc này, thời tiết Phú Quốc ôn hòa, ít mưa, thuận lợi tham quan.
Ngoài ra, bạn cũng nên đến chùa vào các dịp Tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, Lễ Vu Lan, Tết Trung Thu… để hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt và đầy cảm xúc.
Đường đi đến chùa Hộ Quốc
Chùa Hộ Quốc nằm trên một ngọn đồi giáp biển, bao bọc xung quanh là núi rừng rậm rạp. Do chùa có đầu tư xây dựng đường xá nên đường khá bằng phẳng, thông thoáng. Khoảng cách từ thị trấn Dương Đông đến chùa Hộ Quốc khoảng 25km
Từ thị trấn Dương Đông, du khách cần di chuyển đến chùa Hộ Quốc qua 2 chặng:
Chặng 1: Thị trấn Dương Đông -> ĐT45 -> Đường 30/4 -> Đường Nguyễn Văn Cừ -> Biển báo rẽ trái đến chùa Hộ Quốc.
Chặng 2: Biển báo -> Cổng chùa Hộ Quốc.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về ngôi chùa lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long Chùa Hộ Quốc, Phú Quốc. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về ngồi chùa theo phái Thiền viện Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng.
Nếu bạn có nhu cầu thuê xe du lịch 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ đi Phú Quốc từ Sài Gòn ( TPHCM). Hãy liên hệ ngay với Thuê xe Thành Nhân để nhận giá ưu đãi nhất.