Chùa Yên Tử, Quảng Ninh là tập họp nhiều ngôi chùa cổ kính với kiến trúc độc đáo. Và nổi tiếng linh thiêng cùng phong cảnh hữu tình, núi non hùng vĩ. Là điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách đến tham quan , chiêm bái. Hôm nay, hãy cùng thuê xe Thành Nhân tìm hiểu về lịch sử ra đời, kiến trúc độc đáo. Và trải nghiệm hấp dẫn không nên bỏ qua khi đến chùa Yên Tử ngay bên dưới bài viết.
Chùa Yên Tử Quảng Ninh nằm ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, Quảng Ninh. Chúng ta vẫn thường hay nghe câu ca dao ” Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” có rất nhiều ý nghĩa. Không thể phủ nhận sự linh thiêng và những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất phật Yên Tử.
1. Cách di chuyển đến chùa Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh
Đường đi chùa Yên Tử, Quảng Ninh có nhiều phương tiện mà bạn có thể lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn xe cá nhân như xe máy, xe ô tô, thuê xe du lịch 7 chỗ, du lịch 4 chỗ, du lịch 16 chỗ hay xe khách để di chuyển tới du lịch Yên Tử với 2 hướng đi:
- Theo hướng từ Hải Phòng, Nam Định hoặc Thái Bình: Bạn di chuyển tới địa phận Uông Bí. Ngã ba QL10 và QL18 -> rẽ trái đến đền Trình rồi đi thẳng thêm 10km là tới.
- Theo hướng Hà Nội: Bạn đi theo hướng về Bắc Ninh -> QL18 thì rẽ đền Trình -> 10km đường thẳng là tới chân chùa Yên Tử.
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, cách trung tâm Tp. Uông Bí khoảng 20km. Cách Tp. Hà Nội khoảng 130km, cách Tp. Hải Phòng khoảng 43km và cách Tp. Hạ Long khoảng 55km. Bạn có thể đi theo google map là sẽ đến nơi bởi đường xá rất thuận tiện.
2. Các chặn ga cáp treo tại núi Yên Tử
Tham khảo thêm: Chùa Dâu, Bắc Ninh
Đến nơi đậu xe tại bãi đậu xe rất rộng rãi sau đó lên xe điện để di chuyển vào khu trung tâm của khu di tích. Đoạn này khá xa, di chuyển xe điện cũng hết hơn 10p để đến cổng Khai Tâm để mua vé tham quan, vé xe điện, vé cáp treo.
- Vé cáp treo lên chùa Yên Tử và khứ hồi 1 chặn là 320k/ vé
- Vé cáp treo lên chùa Yên Tử 1 chiều 2 chặn là 320k/ vé
- Vé cáp treo lên chùa Yên Tử 1 chiều là 260k/ vé
- Vé xe điện khứ hồi là 20k/ vé
- Vé xe điện 1 chiều là 15k/ vé
- Vé tham quan là 40k/ vé.
Mua vé xong chúng ta lại tiếp tục liên xe điện di chuyển vào sau bên trong. Trên đường đi chúng ta sẽ tham quan khu nghỉ dường làng Yên Tử 3 sao và khu nghỉ dưỡng 5 sao đã tạo nên khung cảnh khu nghỉ dưỡng kết hợp tâm linh độc đáo.
Trên đường đi xe điện vào ga cáp treo chúng ta đi ngang qua khu rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái khu rừng đông bắc. Nơi còn được bảo tồn nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. mà khi đi cáp treo chúng ta cũng được chiêm ngưỡng khu rừng có diện tích 1.736ha.
Ga cáp treo thứ 1
Chặn thứ nhất từ mặt đất lên đến chặn thứ 1: Cáp treo đi hết chặn 1, từ đây chúng ta cũng có thể ngắm cảnh, chụp hình rất là chill. Từ đây chúng ta tiếp tục leo bộ để đến chùa Hoa Yên có tên cũ là chùa Vân Yên dân gian thường gọi là Cả, chùa Chính hay là chùa Yên Từ.
Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn nhất trong khu di tích danh lam thắng cảnh Yên Tử. Là nơi đức vua Trần Nhân Tông đã xuất gia và sau đó lập ra thiền phái Trúc Lâm.
Tham khảo thêm: Hội quán Ngĩa An, Quận 5
Nếu bạn vừa có sức khỏe, thời gian có thể lựa chọn đi bộ chừng 6km dưới những tán trúc, rừng thông. Giờ đây, đường đi bộ đã được gia cố bởi những bậc thang nên việc di chuyển đã dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ga cáp treo thứ 2
Tuyến cáp treo Bach Long, đây cũng là một điểm dừng chân du khách. Có thể dừng chân nghỉ ngơi, chụp ảnh check in ngắm cảnh với tầm vi đẹp mắt. Trạm cáp treo số 2 này có độ dài 900m đưa du khách đi từ phía đông của chùa Mái lên đến gần tới đỉnh Thiên Yên Tử. Tuyến cáp treo Bạch Long này có tổng 38 cabin được xây dựng năm 2007.
Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác bồng bềnh phiêu du trong mây ngàn. Cuối ga du khách du bước gia một không gian mới với không khí lạnh, gió mạnh hơn ga bên dưới. Tại đây du khách chinh phục thêm chặng leo bộ thêm 30p để lên chùa Đồng ở đỉnh cao nhất. Nơi biểu tượng của ngọn núi linh thiêng Yên Tử và tận hưởng cảnh đẹp núi non trùng điệp mây mù mờ ảo.
3. Lịch sử các chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh
3.1 Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên tọa lạc trên núi Yên Tử ở độ cao 516m do thiền sư Thiện Quang khai sơn. Thỏa ban đầu chỉ là một am thất nhỏ với tên là Vân Yên. Trước chùa được xây dựng mái chùa lợp bằng lá cây rừng. Sau khi lên tu hành thì vua Trần Nhân Tông thường xuyên mở các lớp truyền yếu kỉ thiền tông cho các đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang bảo sái pháp không và các đệ tử khác ở đây.
Đến năm 137 thì chùa Hoa Yên được xây dựng nguy nga tạo thành một quần thể kiến trúc rộng lớn. Khi vua Lê Thánh Tông về đây vãnh cảnh thấy cảnh sắc tuyệt đẹp muôn hoa đua nở nên đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Cuối năm 2002 chùa Hoa yên được xây dựng lại với kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc như ngày nay. Chùa Hoa Yên cùng với toàn bộ hệ thống chùa Yên Tử nằm hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ. Là một dẫn chứng rõ nét về sự hài hòa giữa quan niệm đạo và đời của dân tộc ta.
Chùa Hoa Yên là một bộ phận không thể thiếu trong quần thể kiến trúc tâm linh Yên Tử. Mỗi du khách khi hành hương về chốn Đức Phật. Từ chùa Hoa Yên du khách đi thêm 200m về phía đông qua sân tháp ở phía sau của chùa đến hàng tùng bạn sẽ bắt gặp một ngôi chùa nhỏ chênh vênh trên vách núi đó chính là chùa Môt Mái
3.2 Chùa Một Mái
Chùa Một Mái là ngôi cổ tự sở hữu kiến trúc độc đáo tại quần thể khu di tích Yên Tử. Ngôi chùa thu hút rất nhiều du khách đến chiêm bái và hành hương. Đây là ngôi chùa gây ấn tượng với du khách. Khi có một nữa nằm ẩn mình trong hang động còn một nữa phô ra ngoài với mái ngói phủ rêu phong.
Thời xưa chùa là động thanh long nơi điều Ngự Giác Trần Nhân Tông lập am Ly Trần đọc sách và soạn kinh. Chùa Một Mái còn có một giếng nước thiêng không bao giờ cạn trong vắt.
Tương truyền từ xưa nếu uống nước này ở chùa khách hành hương sẽ thấy khoan khoái, có thêm sức khỏe leo bộ chinh phục chùa Đồng. Nên ngày nay khách đến hành hương điều ghé qua xin một ngum nước mát lành để uống. Ngôi chùa Một Mái với kiến trúc bằng gỗ độc đáo, nhỏ xinh và hòa quyện với thiên nhiên.
3.3 Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên 2.686 ha trong đó có 1.736 ha rừng tự nhiên. Trong khu rừng này hiện còn hơn 200 cây tùng đại thụ thuộc 4 nhóm quý hiếm. Ngoài ra rừng trúc ở đây cũng nổi tiếng từ ngàn xưa, là đặc trưng của núi rừng Yên Tử. Tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa.
Tiếp theo chúng ta khám phá tượng Đồng Phât Hoàng Trần Nhân Tông. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối cao 15m, nặng 138 tấn. Tọa lạc trên đỉnh An ký Sinh Yên Tử, Quảng Ninh có độ cao 900m so với mực nước biển. Đây là bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam.
Tượng nằm trên tuyến đường bộ hành đường đá tự nhiên từ khu vực tượng đá An Ký Sinh lên chùa Đồng. Phật Hoàng Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngài là người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Đây là thiền phái mang tư tưởng hòa nhập giữa đạo và đời thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc.
3.4 Chùa Đồng
Tiếp đến vượt qua một đoạn rừng quốc gia Yên Tử với rất nhiều cây cổ thụ quý hiếm. Và những mầm đá khá dốc là đến với chùa Đồng trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử. Đây là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á. Chùa được đúc năm 2006 bằng công đức thập phương trong và ngoài nước. Và được khánh thành vào ngày 30/01/2007.
Chùa Đồng được các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở Ý Yên, Nam Định theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Dáng chùa như một bông sen nở, kết cấu vẫn chắc với diện tích gần 20m2. Nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3.6m, chiều cao từ cột nền đến mái 3.35m. Trong đó mỗi viên ngói nặng 4kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn.
Để khẳng định giá trị đặc biệt của di tích Thủ tướng chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là di tích cấp quốc gia đặc biệt sau khi tham quan và làm lễ tại chùa Đồng.
Sau đó ta quay lại đường cũ, ngồi 2 tiếng cáp treo để xuống núi. Kết thúc chuyến khám phá, chiêm bái chùa Yên Tử, Quảng Ninh.
4. Nên du lịch chùa Yên Tử Quảng Ninh mùa nào?
Chùa Yên Tử Quảng Ninh bạn đến chiêm bái vào bất kỳ ngày nào trong năm. Nhưng thú vị nhất là vào khoảng mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Lúc này là thời gian diễn ra lễ hội nên chùa Yên Tử Quảng Ninh thu hút đông đảo du khách xa gần.
Tuy nhiên, nếu đi vào dịp này sẽ rất đông, có thể bạn sẽ gặp cảnh chen chúc khó chịu. Nếu không hãy chọn đi sau tháng 3 sẽ thưa thớt hơn nhé!
Lễ hội chùa Yên Tử Quảng ninh
Lễ hội chùa Yên Tử Quảng Ninh không biết có từ bao giờ, chỉ biết nó đã xuất hiện từ lâu và trở thành một nét văn hóa đẹp tại nơi đây. Lễ hội chùa Yên Tử Quảng Ninh diễn ra từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động thú vị.
Đầu tiên là phần nghi lễ long trọng được người dân địa phương tổ chức dưới chân núi Yên Tử, tiếp sau đó là cuộc hành hương của hàng vạn người lên đến nơi cao nhất Yên Tử chính là chùa Đồng.
Mỗi dịp xuân sang, mọi người đông đúc đi hội chùa, đường lên chùa Yên Tử gập ghềnh, uốn lượn, luồn dưới những bóng cây đại thụ xanh mát, xuyên qua những vạt rừng thông, rừng trúc đầy sức sống.
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ về quần thể kiến trúc chùa Yên Tử trên ngọn núi Yên Tử, Quảng Ninh. Nếu có dịp đến Quảng Ninh hãy giành một chút thời gian khám phá và chiêm bái chùa Yên Tử nổi tiếng linh thiêng nhé.