Người Việt nên di du lịch Việt?
Nhưng năm gần đây nhu cầu du lịch không còn là nhu cầu xa xỉ của nhiều người dân Việt, tuy có nhiều ưu đãi đối với du lịch trong nước nhưng người Việt có điều kiện vẫn ưu ái chon du lịch nước ngoài hơn?
Chúng ta điều biết du lịch trong nước có rất nhiều ưu điểm hơn về thủ tục du lịch, chỉ cần một cuộc điện thoại, hay một chút thời gian tìm hiểu là đã có một chuyến du lịch trong nước, còn đi du lịch nước ngoài phải lo việc xin visa, lo ngại bị rào cản ngôn ngữ, việc ăn uống, đi lại cũng dễ dàng, thuận tiện… Chúng ta không thể cứ đỏ lỗi cho người dân thích đi du lịch nước ngoài hay sự bùn nổ của ngành hàng không đã kéo người Việt đi ra nước ngoài nhiều hơn để giải thích cho sự mất cân bằng này.
Phương tiện vận chuyển và các dịch vụ đi kèm là một trở ngại
Ngành du lịch Việt Nam cần có những biên phapx phú hợp để giải tỏa những trở ngại làm phiền lòng du khách khi có ý định đi du lịch trong nước, đặt biệt là chất lượng vận chuyển và các dịch vụ đi kèm.
Cứ đặt căm nhận của chúng ta là khách du lịch, thì làm sao chúng ta có thể an tâm khi cở sở hạ tầng trong nước chưa đạt tiêu chuẩn mà nói thẳng ra là kém chất lượng như: hệ thống đường sắt cũ kỹ, chậm chạp, mất vệ sinh, phục vụ kém mà giá lại cao; khi ngành hàng không nội địa phát triển nhưng vẫn chưa phải là cạnh tranh công bằng, giá vé lại cao, hay trễ giờ, trễ chuyến, có khi lại đưa khách đi nhầm điểm đến? Làm sao mà thu hút nổi du khách khi các điểm đến đều có chương trình quảng bá na ná nhau, mà đồng bằng sông Cửu Long là ví dụ điển hình. 13 tỉnh thành mà hễ đặt chân đến là chỉ có chèo ghe đi dọc kênh rạch, vào vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử! Bản sắc, nét riêng là những đặc sản thu hút du khách mà ngành du lịch nội địa vẫn mãi loay hoay đi tìm câu trả lời.

Bên cạnh đó các dịch vụ ăn theo lại có dip tha hồ chăt chém du khách, cứ đến các dịp lễ thì giá cả các dịch vụ kèm theo lại tha hồ đua nhau tăng giá, hễ khu di tích nào được đưa vào danh schs di sản là lại rình rập lên giá vì giá trị được nâng cao. Vì vậy ngành du lịch nước nhà luôn đểlại những căm nhận xấu cho du khách Việt vì khi chỉ cần đi du lịch một làm là lần sau không dám đi nữa vì nhiều nguyên nhân như trên đã nêu. Nhiều du khách đã chỉ đích danh các “điểm đen” chuyên “chặt chém” khách vô tội vạ và rỉ tai nhau cách để phòng tránh mà cuối cùng luồn lách cỡ nào cũng bị “trảm”. Sầm Sơn, Hạ Long, Vũng Tàu… trở thành những nỗi khiếp sợ là vì vậy.
Đừng quên quảng bá cho khách nội
Du khách hẳn sẽ vui hơn, sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé vào phố cổ Hội An nếu chính quyền nơi đây ghi rõ “Mua vé là để bảo tồn phố cổ cho các thế hệ tương lai. Cảm ơn quý khách đã giúp chúng tôi bảo tồn phố cổ Hội An”, thay vì dòng chữ “Khu vực phải có vé tham quan”. Ngôn từ cộc lốc, lạnh lùng và có phần quá coi trọng “tiền bạc”.
Hoạch định chiến lược thu hút khách, bên cạnh đó còn phải gắn liền với các mục tiêu dài hạn, tạo sự khác biệt và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên hơn là đặt tiêu chí nguồn thu lên hàng đầu.
Du lịch, xét ở một khía cạnh nào đó không chỉ là ngành công nghiệp giúp tạo nguồn thu, tạo việc làm, phát triển kinh tế, mà còn phải đóng vai trò thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo sự thuận lợi, thoải mái cho người tham quan.
Nếu cứ mãi quay tới quay lui để tìm cách thu hút du khách, kêu gọi du khách trong nước ủng hộ ngành du lịch nội địa bằng khẩu hiệu, chiến dịch ngắn hạn, tạm thời mà không thật sự có những đột phá thì người Việt sẽ còn quay lưng với du lịch trong nước dài dài. Bởi với cùng số tiền hoặc nhỉnh hơn đôi chút, khi đi nước ngoài người ta sẽ dễ có xu hướng cảm thấy đồng tiền của mình bỏ ra rất xứng đáng, lại được tôn trọng.
“Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” sẽ không còn là khẩu hiệu suông nếu có sự chung sức của các đơn vị tham gia (ngành hàng không, đường sắt, nhà hàng – khách sạn, chính quyền các tỉnh thành) cùng các bước đi phù hợp.