Thông tin tổng quan về Thích Ca Phật Đài
Thích ca Phật Đài có địa chỉ tại: 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giờ mở cửa: Thứ 2 – thứ 7: 5:00 – 10:00 và 14:00 – 20:00. Chủ Nhật: 5:30 – 10:00.
Lịch sử thành lập ra Thích Ca Phật Đài
Năm 1960, Đại đức Narada Maha Thera viếng Núi Lớn và trồng một cây bồ đề chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Trang ở Ấn Độ. Bấy giờ, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã cho Đại Đức cất một trai thất nhỏ để nghỉ ngơi. Sau, Sư đã xây lên một bảo tháp để tôn thờ Xá Lợi.
Đầu 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã tổ chức quyên góp và được nhiều phật tử, tăng ni ở trong cả nước tham gia. Từ một khu Bảo tháp xá lợi và vườn tượng quảng diễn cuộc đời của Đức Phật đến Thích Ca Phật Đài đã được mở rộng thành một quần thể rộng lớn như ngày nay.
Lễ khởi công xây dựng được tổ chức ngày 20 tháng 7 năm 1961 và ngày 9 – 10 tháng 3 năm 1963 chính thức khánh thành. Đến năm 1989, quần thể kiến trúc này được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Tham khảo thêm: Thuê xe du lịch đi Vũng Tàu
Những ngôi chùa trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài
Thiền Lâm tự
Thiền Lâm tự là ngôi chùa chính nằm ngay cổng lớn của khuôn viên hướng đường Trần Phú. Từ đường Trần Phú đi lên sườn núi, khuôn viên chia làm 3 cấp khu vực. Tam quan và khu vườn hoa ở cấp bậc thấp nhất, cấp thứ hai là một số công trình phụ trợ. Cấp thứ ba trên cao nhất gồm Thiền Lâm tự và khu vườn tượng Phật tích.
Qua khỏi Tam quan là một dãy bậc thang dẫn lên khu mặt bằng cấp 2 trên sườn đồi. Sau một khoảnh sân nhỏ là tới dãy bậc thang khá dốc dẫn thẳng lên chính điện Thiền Lâm tự.
ơn sơ được Thiền Lâm Tự là một ngôi chùa khá đxây dựng từ khoảng năm 1957, do một viên công chức người Việt trong chính quyền thực dân Pháp dựng nên để tu hành sau khi về hưu.
Ngoài Thiền Lâm tự, trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài còn có chùa Hộ Pháp và chùa Hoa Sơn nằm khu vực phía sau Tháp thờ Xá lợi và tượng Đức Phận nhập Niết bàn.
Chùa Hộ Pháp
Chùa Hộ Pháp được xây dựng từ năm 1970 mang tên Tịnh thất Thiện Huệ, đến năm 1972 được đổi thành Thiền đường Hộ Pháp. Còn ngôi chùa mới được hoàn thành vào năm 2004 ở vị trí kề bên của Thiền đường Hộ Pháp.
n
Xem thêm: Chùa Quan Âm Bồ Tát Vũng Tàu
Chùa Hoa Sơn
Nằm khá gần với chùa Hộ Pháp là ngôi chùa nhỏ Hoa Sơn nằm trên sườn núi. Từ khu vực phía trước tượng Đức Phật nhập Niết bàn lên một dãy bậc thang vài chục bậc mới tới cổng chùa Hoa Sơn
Chùa Hoa Sơn được cố Hòa thượng Thích Huệ Chơn (1943 – 2019) lập từ năm 1969. Ban đầu chỉ là một am tranh đơn sơ để tu tập. Về sau được xây dựng lên một ngôi chùa nhỏ, đơn giản mà trang nhã.
Khu vườn tượng Phật tích
Nếu bạn có yêu thích lịch sử hay Phật giáo, khu Vườn tượng về sự tích cuộc đời của Đức Phật Thích Ca (từ khi ra đời đến khi nhập cõi Niết Bàn) là điểm khám phá thú vị chờ bạn khám phá.
Tượng Đức Phật Đản Sinh mô tả lại câu chuyện của Đức Phật lúc mới ra đời đã vùng dậy và đi bảy bước, mỗi bước đều nở ra một bông sen. Đến bước thứ 7 đứng trên bông sen ông đã nói rằng “Thiên thượng thiên ha hạ duy ngã độc tôn” (Giữa trời giữa đất có một mình ta cao nhất).
Xem thêm: Thuê xe du lịch đi Long Hải
Tượng Cắt Tóc Đi Tu đã tái hiện hình ảnh Đức Phật đi qua 4 lần hoàng thành bằng 4 cửa khác nhau. Ông chứng kiến 4 cảnh tượng từ một đứa bé, đến người già, người chết và đám ma. Từ đó hiểu được con người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi nên đã quyết định xuống tóc đi tu.
Tượng Kim Thân Phật Tổ diễn tả hành trình tu hành và đắc đạo của Đức Phật. Đây là một bức tượng rất độc đáo vì phần thân được thi công tại chỗ còn phần đầu thì phải đặt ở tận Sài Gòn.
Tượng kim Phật Tổ
Tại khu vực Cấp 3, có rất nhiều tượng lớn nhỏ. Trong đó nổi bật nhất là tượng Kim Phật Tổ cao hơn 11m, bên trong có 16 viên xá lợi của Đức Phật. Nơi này còn có nhà Bát Giác nơi có Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen truyền đạo và có các đạo sỹ ngồi nghe thuyết pháp.
Bảo tháp xá lợi
Xem thêm: Bảng giá thuê xe du lịch
Bảo tháp Xá lợi Phật hình bát giác cao đến 17m với phần đỉnh tháp được tác một búp sen tỉ mỉ. Bên trong bảo tháp được đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Ngài Hòa Thượng Thánh Tăng Narada cúng đường. Và đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ. Đầu tiên là vườn Lâm-tỳ-ni – Nơi đức Phật Đản sinh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng – Nơi đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển – Nơi đức Phật chuyển pháp luân. Và cuối cùng là rừng Sala Song Thọ tại Kushinagar – Nơi đức Phật nhập diệt.
Đến Thích Ca Phật Đài cần lưu ý những gì?
– Thích Ca Phật Đài là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nên thường rất đông khách viếng bái. Nên nếu bạn muốn cầu nguyện ở không gian yên tĩnh có thể sắp xếp đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
– Vì Thích Ca Phật Đài rất rộng lớn nên hãy mặc một trang phục thật thoải mái những vẫn đảm bảo kính đáo, trang nghiêm để đi lại.
– Giữ gìn vệ sinh chung.